Lan man ngày đại lễ

 

 

dai le

 

Khi tôi viết những dòng này thì có người vẫn đang phải ở ngoài đường. Khẳng định 100% là kiểu gì cũng có người phải về nhà sau 2h sáng. 1000 năm Thăng Long-Hà Nội đấy, hệ quả nhãn tiền nhất của một cuộc chơi hoành tráng chưa từng có.

Nói thế không có nghĩa là đại lễ lần này rất đáng phê phán. Đúng là lúc đầu tôi có không hào hứng lắm với nó thật, với đủ các loại bức xúc từ chi tiêu tiền thuế vô tội vạ cho tới giao thông hỗn loạn. Nhưng sau khi trải qua 10 ngày vừa rồi, đại lễ đã cho tôi thấy được hai điều:

Thứ nhất là rất nhiều người đã tìm được niềm vui trong những ngày này. Chắc ai đang ở Hà Nội đều ít hay nhiều bắt gặp hình ảnh hàng đoàn người từ những nơi khác nhau lũ lượt kéo về thủ đô như trẩy hội. Già có, trẻ có, trai gái có, ai trông cũng thích thú và mãn nguyện khi được đặt chân lên thủ đô vốn trang hoàng rực rỡ như Paris (nói thế chứ có chúa mới biết Paris có bao giờ được trang hoàng như thế này không).

Nhiều người ở Hà Nội lâu năm, hoặc là người Hà Nội, không thích cái không khí ngùn ngụt hơi người và khói xe này, và tôi cũng vậy. Nhưng tớ nói thật, với cả tớ, đó là thứ tâm lý ích kỷ của người (sống ở) thành phố. Hà Nội đâu phải chỉ cho người (sống ở ) Hà Nội? Và những người quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì cũng xứng đáng được hưởng chút không khí lễ hội này chứ? Bụt chùa nhà mất thiêng, khi người ta quen với một cái gì đó quá rồi, sẽ không nhận ra được sức hút đặc biệt của nó nữa. Nhưng với khách nơi xa, thì nó lại khác.

Thứ hai là dân mình nghèo nàn về giải trí quá. Thế nên đại lễ lần này, ừ thì cũng có nhiều sự kiện (có vẻ là) hấp dẫn, nhưng hấp dẫn đến độ mà ở nơi nào cũng chật kín cả người thì quả là có một không hai, chắc cũng chỉ thua mấy cuộc hành hương của đạo Hồi với đạo Ấn vì không có người chết do bị dẫm đạp. Sáng 10/10 tôi có đi xem hội sinh vật cảnh ở bảo tàng Hà Nội, festival có thể gọi là thanh tao: ngắm cây cảnh cá cảnh thì phải có không gian yên tĩnh mà suy nghĩ chứ. Ấy vậy mà đông đến nỗi xem được mấy cái cây thì cũng đến chết ngốt vì chen chúc. Lắm ông lão mê cây cảnh ở các vùng lân cận lên, chen đươc một tí đã phải ra bãi cỏ ngồi thở hổn hển, rồi lại tiếc rẻ chen vào xem tiếp mấy cây tùng cây bách, trông đến là tội. Được cái nhìn ai cũng vui vẻ và hớn hở, khác với mấy cái mặt cau có mình thường xuyên nhìn thấy khi tắc đường ở Hà Nội. Mới thấy dịp đại lễ này cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho xã hội đấy chứ.

Giao thông hỗn loạn, bảo vệ trật tự an ninh kém, và các vấn đề khác, lỗi lớn nhất vẫn là phía bên tổ chức sự kiện. Họ hoàn toàn có khả năng ước lượng được số người về HN tham dự đại lễ sẽ đông như thế nào, và qua đó có biện pháp dự phòng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Những biện pháp như tăng cường thêm CSGT thực sự giống để chữa bệnh hơn là phòng bệnh. Phòng và chữa, cái nào hiệu quả hơn thì ai cũng biết.

Về ý nghĩa cho dân Việt Nam chúng ta là thế, còn về quốc tế, đại lễ cho hút thêm được tí khách du lịch nào cho Việt Nam cả. Chi tiết đọc bài này của Economist: http://www.economist.com/blogs/asiaview/2010/10/vietnams_tourism_promotion#comments

 

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s