Viết cho ngày 9/5

Ngày này 68 năm về trước, người Đức chính thức kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và quân Đồng Minh tại Berlin, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử loài người. Hình ảnh người chiến sĩ Hồng quân cắm cờ trên nóc Reichstag, giữa xung quanh thành phố đổ nát hoang tàn bởi bom và đạn pháo, giống như con chim phượng hoàng vùng lên từ đống tro tàn. Đau thương nhưng tràn đầy hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn.

Soviet solders raised the flag over Reichstag
Soviet solders raised the flag over Reichstag

Thế giới quả thực tươi sáng hơn. Đặc biệt là với nước Đức: di sản thời hậu chiến là một đất nước chia cắt, các trung tâm công nghiệp bị phá hủy hoàn toàn, thành phố tan nát bởi bom Đồng Minh, chín triệu người chết, đa phần là thanh niên. Khó có thể tưởng tượng hoàn cảnh nào tệ hơn để họ vươn lên. Nhưng cũng giống như nước Nhật, nước Đức đã phục hồi một cách thần kì, thống nhất đất nước không tốn một giọt máu nào và bây giờ trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế và là hình mẫu đáng mơ ước của mọi dân tộc.

Bên chiến thắng ngày xưa, những người Xô Viết, bây giờ chỉ còn là hoài niệm. Những thành tựu của họ chắc chỉ còn người Nga nhớ đến, trong khi sai lầm và tội ác của thời đại đó là chủ đề ưu thích của hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách khác nhau. Nhờ vào Tom Hanks và Giải Cứu Binh Nhì Ryan, người ta nhớ tới ngày quân Đồng Minh đổ bộ lên bờ Normandy nhiều hơn là bước ngoặt từ trận Stalingrad hay những đòn quyết định trên mặt trận phía Đông.

Lịch sử luôn nằm trong tay những người thắng cuộc. Quá nhiều chi tiết, sự kiện, lời nói, hành động trôi qua để tạo ra một sự thật lịch sử duy nhất. Chính quyền này lựa chọn điểm này làm sự thật, chính quyền kia lại lựa chọn điểm khác làm sự thật. Giả dụ người Pháp dành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ, thì có lẽ sách giáo khoa dạy dân An Nam bây giờ chỉ dành cho nó vài dòng ghi lại cuộc nổi dậy ly khai của những người cộng sản. Cũng như nếu nhà Thanh giành thắng lợi trước quân Tây Sơn, Sầm Nghi Đống có khi đã được phong thánh trấn giữ Hà Thành.

Như những người khác nhau cùng nhìn một bức tranh của Van Gogh thì có những cảm nhận khác nhau, sự thật lịch sử cũng vậy. Một bức tranh để đấy, vấn đề là bạn nhìn nó như thế nào. Một nhà phê bình có đề cao bức “Đêm đầy sao” đến đâu cũng không có nghĩa là một anh thợ mộc phải thích nó. Quyền tự nhận thức “sự thật” là tài sản cá nhân mà không thế lực nào có thể cướp đi được.

Lần đến thăm tòa nhà Quốc Hội Đức Reichstag, tôi rất ngạc nhiên khi đọc được dòng chữ của một người lính Hồng quân viết trên tường:” Cho Leningrad, chúng tôi đã đến và trả lại tất cả,” được người Đức dịch lại và đóng khung giới thiệu đàng hoàng. Tất cả những chữ viết, kí tự của Hồng quân Liên Xô đều được giữ lại nguyên bản. Họ còn xây một đài tưởng niệm Hồng quân cách Reichstag không xa.

On Reichstag's wall in May, 1945- For Leningrad, we come and pay it all!- written by A Red Army Soldier
On Reichstag’s wall in May, 1945- For Leningrad, we come and pay it all!- written by A Red Army Soldier

Có những thứ có thể lãng quên, có những thứ không được phép lãng quên. Lịch sử cũng như bức tranh muôn màu, không ai có thể quyết định sự thật cho nó ngoài chính bản thân mỗi người. Bởi “đám đông thì giỏi khi đánh hội đồng, nhưng rất tệ khi cần phải suy xét.” (Goethe).

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s