Hòa bình vĩnh cửu

Immanuel Kant nổi tiếng hơn với vai trò là một triết gia người Đức (theo nguyên quán có thể coi là người Nga, bởi Konigsberg nơi ông sống bị sáp nhập vào Liên Xô, đổi tên thành Kaliningrad, và bây giờ thuộc Nga). Tuy thế, triết học chính trị của Kant cũng có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế hiện đại, đặc biệt là qua tiểu luận “Hòa bình vĩnh cửu – một phác thảo triết học”   (Perpetual Peace – a philosophical sketch).

Kant và cố hương Konigsberg bây giờ – tỉnh Kaliningrad thuộc Nga.

Tác phẩm này được coi là nền tảng cho thuyết “hòa bình dân chủ” (democratic peace) – các nước dân chủ không hiếu chiến, và không gây chiến với những nền dân chủ khác.

Tiểu luận của Kant được viết vào cuối thế kỷ 18, sau giai đoạn Châu Âu chìm trong khói lửa chiến tranh và cách mạng. Vì thế, không khó hiểu khi Kant đặc biệt nhấn mạnh vào trật tự, dù ông có niềm tin mãnh liệt vào tự do cá nhân và đạo đức.

Về cơ bản, “hòa bình vĩnh cửu” có thể chia làm ba phần chính.

Đầu tiên, Kant đưa ra 6 tiền đề (điều kiện cần?), bao gồm một số ý liên quan đến đặc thù của châu Âu giai đoạn đó (không thể nhượng lại/sáp nhập quốc gia như quà tặng hay thừa kế; không gắn nợ công với yêu cầu về chiến tranh/chính sách đối ngoại), và một số ý bây giờ trở thành nền tảng của trật tự thế giới hiện tại (nguyên tắc không can thiệp; không sử dụng các biện pháp “đê hèn” trong chiến tranh – như diệt chủng, sử dụng vũ khí hóa học, v.v) , và một ý tưởng viển vông (xóa bỏ quân đội thường trực).

Sau đó, Kant đưa ra ba yêu cầu nhất quyết (điều kiện đủ?) cho hòa bình vĩnh cửu.

Thứ nhất, các nước phải có một hiến pháp “cộng hòa” (với nghĩa hiện đại thì tương đương với “dân chủ”), tôn trọng quyền của cá nhân, và buộc nhà cầm quyền có trách nhiệm giải trình với người dân. Trong chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng thua cuộc, nên dân chúng sẽ phủ quyết bất kỳ cuộc chiến vô nghĩa nào.

Thứ hai, các nước phải là một phần của hiệp hội các nước tự do/dân chủ. Khi đó cam kết sẽ mang tính vững bền hơn là ký hòa ước giữa hai nước.

Và cuối cùng, các nước phải áp dụng nguyên tắc thế giới chủ nghĩa (cosmopolitan), đối xử thân thiện với người nước ngoài đến thăm với mục đích thân thiện.

Cả ba điều trên đều khó thực hiện ở thời điểm Kant còn sống, nhưng sau 200 năm, có nhiều ý tưởng của ông trở thành sự thực. Dù Liên hợp quốc (UN) thất bại với vai trò một hiệp hội toàn cầu, những liên kết khu vực như EU hay ASEAN thành công ở quy mô nhỏ hơn.

Đa phần các nước đều có hiếp pháp “dân chủ”. Nhưng như trường hợp của nhiều nước chuyên quyền (Bắc Triều Tiên chẳng hạn), nói và làm lại không đi đôi với nhau.

Dù việc các nước dân chủ có “bồ câu” hơn thể chế khác còn nhiều tranh cãi, ít nhất bằng chứng thực tiễn cho thấy đúng là những nước dân chủ sẽ không gây chiến với nhau. Có lẽ vì niềm tin này, nước Mỹ cố gắng phổ biến dân chủ bằng chính sách can thiệp khá mạnh từ sau 1990, đi ngược lại với nguyên tắc tự quyết của Kant. Không mấy ngạc nhiên khi chính sách này thất bại.

Một số tiền đề của Kant trở thành nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế đương đại (không can thiệp, các quy tắc chiến tranh,…). Chủ nghĩa thế giới do Kant đề xuất cũng thành công rực rỡ với toàn cầu hóa, khiến cho lợi ích của các nước đan xen vào nhau nhiều hơn. Nhưng lợi ích đan xen – như Nga và Châu Âu – không ngăn cản được chiến tranh. Dù xung đột không còn mối lo thường trực của loài người như trước, nền “hòa bình vĩnh cửu” do Kant đề xuất vẫn chưa thành hiện thực.

Bạn nào quan tâm có thể đọc bản dịch tiếng Anh tiểu luận của Kant ở đây.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s